Một trong những vấn đề được nhiều người dân ở chung cư quan tâm hiện nay đó là việc đăng ký tạm trú và thường trú. Để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú và thường trú căn hộ chung cư thuận lợi, các bạn không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây! Cùng Minh Tuấn Land khám phá nhé!

Thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú căn hộ chung cư

Dưới đây là các bước đăng ký tạm trú, thường trú cho căn hộ chung cư, mời các bạn tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú căn hộ chung cư bao gồm:

  • Bản khai nhân khẩu (theo mẫu HK01);
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02);
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (ngoại trừ trường hợp được chủ hộ sở hữu sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý để đăng ký tạm trú thì không cần phải xuất trình giấy tờ về chỗ ở).

thủ tục đăng ký tạm trú và thường trú căn hộ chung cư

Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp, cư dân cần đăng ký tạm trú có ý kiến của chủ nhà. Nội dung được quy định tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Người thuê, mượn, ở nhờ cần ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm trong đó.

Xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn đăng ký thường trú.

Các loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để tiến hành đăng ký tạm trú căn cứ theo Điều 6 của Nghị định 31/2014/NĐ-CP bao gồm:

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hay giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cung cấp qua các thời kỳ:

  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (trên đất đó đã có nhà ở);
  • Giấy phép xây dựng (trong trường hợp phải cấp giấy phép);
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở mà nhà nước sở hữu;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở hay giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, nhận nhà ở của doanh nghiệp chức năng kinh doanh bán nhà ở đầu tư xây dựng;
  • Giấy tờ mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận, thừa kế nhà ở đã được UBND cấp xã công chứng hay chứng thực;
  • Giấy tờ về giao tặng nhà ở tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, cấp nhà ở, đất cho cá nhân, hộ gia đình thực hiện di dân theo kế hoạch của nhà nước hay các đối tượng khác;
  • Giấy tờ của tòa án hay cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết được sở hữu nhà ở có hiệu lực của pháp luật;
  • Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu như không có 1 trong những giấy tờ nêu trên;
  • Giấy tờ chứng minh về việc đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ gốc của phương tiện sử dụng để ở.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp

  • Văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hay của cá nhân (nếu văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ nhà ở, nhà khác của các nhân phải được công chứng hay chứng thực của UBND cấp xã).
  • Với nhà ở, nhà khác ở thành phố trực thuộc trung ương cần phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời điều này phải được người cho thuê, mượn, ở nhà đồng ý bằng văn bản;

Văn bản cam kết về việc có chỗ ở của công dân

Văn bản này thuộc quyền sử dụng của công dân và không có tranh chấp quyền sử dụng nếu không có 1 trong những giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Công dân tới nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Khi đó, cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ để đối chiếu với các quy định mà pháp luật về cư trú đề ra;

thủ tục đăng ký tạm trú và thường trú căn hộ chung cư

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết giấy biên nhận rồi trao cho người nộp.
  • Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng lại thiếu thành phần hồ sơ hay biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn cho người tới nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận rồi trả lời bằng văn bản cho công dân. Trong văn bản có nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký 

  • Nếu được giải quyết đăng ký tạm trú, thường trú: Nộp lệ phí và tiếp nhận sổ tạm trú, thường trú.

Lưu ý: Tiến hành kiểm tra lại những thông tin được ghi trong sổ tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi để giải quyết hộ khẩu (ký và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh để nhận kết quả).

  • Nếu không giải quyết đăng ký tạm trú, thường trú: Công dân nhận lại hồ sơ đã nộp, tiến hành kiểm tra lại giấy tờ và tài liệu có trong hồ sơ. Sau đó nhận văn bản về việc giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Thủ tục xóa đăng ký tạm trú, thường trú căn hộ chung cư

Theo khoản 2 của Khoản 4 của Điều 7, Nghị Định 62 có bổ sung nội dung mới về việc hướng dẫn xóa đăng ký tạm trú:

2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký thường trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Bài viết trên đây là quy định chi tiết về thủ tục đăng ký tạm trú và thường trú căn hộ chung cư. Hy vọng nội dung này hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ngay tới hotline 0938 322 336 để được giải đáp tận tình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chuyên mục

TƯ VẤN ZALO