Sự phát triển của thị trường bất động sản những năm gần đây ngày càng rõ nét. Bên cạnh căn hộ cao cấp cho cư dân sinh sống thì loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh cũng xuất hiện nhiều hơn. Những căn shophouse này tạo ra giá trị sinh lời bền vững cho mọi nhà đầu tư. Vậy shophouse là gì và làm thế nào để đầu tư hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thông tin về shophouse là gì?
Shophouse hay còn được biết đến với tên gọi là nhà phố thương mại – mô hình nhà ở kiểu mới. Đây là căn hộ có thiết kế theo dạng kết hợp giữa 2 mục đích sử dụng là sinh sống và kinh doanh. Trên thế giới loại hình này đã xuất hiện từ lâu, nhưng tại Việt Nam thì mới chỉ thực sự phát triển vài năm trở lại đây. Vì thế nhiều người đã quan tâm đến vấn đề shophouse là gì và muốn tìm hiểu kỹ.
Trước kia, việc thuê mặt bằng để kinh doanh với mức giá đắt đỏ khiến nhiều người phải e dè. Nhưng với shophouse bạn sẽ không phải lo lắng nữa. Khi sở hữu một căn shophouse, nghĩa là bạn đã có trong tay đầy đủ quyền lợi để sử dụng. Bạn được chủ đầu tư cấp quyền và giấy tờ sử dụng đất để làm mọi thứ mình muốn.
Đặc điểm giúp shophouse là mô hình đầu tư kinh doanh tốt nhất chính là về vị trí. Đa phần các căn shophouse đều được xây dựng ở những vị trí đẹp tại các thành phố lớn hoặc nơi có dân cư đông đúc. Đây là điều kiện thuận lợi khi đã có sẵn lượng khách hàng đông đảo cho việc kinh doanh của bạn.
- Officetel là gì ? Những điều nên biết về Officetel.
- So sánh sự khác biệt giữa chung cư sở hữu 50 năm và sở hữu lâu dài ?
- Lưu ý khi mua căn hộ chung cư lần đầu tiên mà ai cũng cần phải ghi nhớ.
Ưu điểm nổi bật của loại hình shophouse không thể bỏ qua
Sau khi đã biết shophouse là gì, đừng quên tìm hiểu những ưu điểm mà loại hình này mang lại. Thông qua đó bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên đầu tư kinh doanh hay không.
Số lượng giới hạn trong mỗi dự án
Tính chất của shophouse là để phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân trong dự án. Vì thế, số lượng xây dựng luôn được các nhà đầu tư tính toán rất kỹ. Đa phần shophouse chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng số căn hộ trong một dự án nào đó. Với những dự án có quy mô lớn hơn thì cũng không vượt quá 5%.
Đó cũng chính là lý do vì sao khi tung ra thị trường các căn shophouse luôn có sức mua lớn. Thậm chí nếu chậm chân bạn sẽ khó để sở hữu được một căn với vị trí và diện tích như mình mong muốn.
Shophouse toạ lạc tại các vị trí đẹp
Mục đích sử dụng chính của các căn shophouse là kinh doanh thương mại. Vì thế chủ đầu tư thường chọn những vị trí quan trọng để xây dựng như đường lớn, trung tâm dự án… Đây là những nơi có số lượng người qua lại đông đảo, tạo thành nguồn khách tiềm năng. Từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của shophouse thêm thuận lợi.
Thiết kế thông minh, đa dạng diện tích sử dụng
Tuỳ vào thiết kế của từng dự án mà shophouse sẽ có chiều cao từ 1-3 tầng. Mỗi tầng bạn có thể sử dụng cho từng mục đích khác nhau như:
- Mở cửa hàng kinh doanh: Nhờ lợi thế từ vị trí đẹp sẽ giúp cho vấn đề kinh doanh phát triển nhanh chóng.
- Cho thuê văn phòng: Đa phần các căn shophouse đều có mặt tiền rộng, thiết kế đẹp. Vì thế sử dụng để cho thuê văn phòng đại diện cũng rất thích hợp.
- Sinh sống: Bạn hoàn toàn có thể cho thuê lại tầng 1, sau đó cả gia đình sinh sống trên tầng 2-3 mà không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Tính thanh khoản tốt, khả năng sinh lời cao
Những yếu tố thuận lợi kể trên như vị trí đẹp, thiết kế tốt, đa dạng mục đích sử dụng… giúp cho các căn hộ này có tính thanh khoản cao. Khi không có nhu cầu sử dụng nữa bạn có thể dễ dàng bán lại hoặc cho thuê.
Mỗi năm, tỷ lệ khai thác loại hình shophouse ở mức 8 – 12%/năm. Con số này cao hơn rất nhiều so với gửi lãi ngân hàng hay cho thuê chung cư. Không chỉ vậy còn tránh được các rủi ro không đáng có so với đầu tư chứng khoán.
Một số nhược điểm còn tồn tại của shophouse
Ngoài những ưu điểm nêu trên, shophouse vẫn còn nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Trước khi đầu tư, bạn cần cân nhắc thật kỹ những điều này để hạn chế được rủi ro xuống mức thấp nhất.
- Phải có vốn đầu tư lớn: So với căn hộ thông thường thì shophouse có giá bán cao hơn. Vì thế, để sở hữu nhà đầu tư phải chi ra một số tiền lớn.
- Yếu tố tác động từ dân cư: Để kinh doanh shophouse hiệu quả thì điều kiện tiên quyết là dự án đó phải có cư dân đông đúc. Và một điều đáng buồn là không phải dự án nào cũng thu hút được nhiều cư dân.
- Hạn chế về quyền sở hữu: Tuy được cấp sổ đỏ thế nhưng 1 căn shophouse chỉ được cấp quyền sử dụng trong vòng 50 năm.
Có nên đầu tư vào shophouse hay không?
Dù vẫn còn nhiều nhược điểm nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm mà shophouse mang đến. Không phải loại hình bất động sản nào cũng có được tiềm năng phát triển như vậy. Do đó, đầu tư vào shophouse chính là quyết định đúng đắn nhà đầu tư nên lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi đầu tư, hãy lưu ý những điều sau:
- Nên tìm hiểu kỹ về dự án bạn chuẩn bị đầu tư vào shophouse. Bao gồm về vị trí, chủ đầu tư, tiềm năng phát triển… Thông qua đó sẽ giúp bạn biết được khu shophouse này đáng để đầu tư hay không.
- Phân tích kỹ ưu nhược điểm mà shophouse có thể mang đến trước khi đầu tư lâu dài.
- Nếu chưa chắc chắn, không nên đầu tư khi tài chính không dư dả.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về shophouse là gì cũng như những ưu điểm mà nó mang lại. Nếu cần giải đáp thêm thông tin hoặc muốn tìm hiểu về khu shophouse nào đó, hãy gọi ngay đến số hotline của Minh Tuấn Land để được tư vấn.
Bài viết cùng chuyên mục