Mua bán nhà ở xã hội bằng giấy viết tay diễn ra khá phổ biến hiện nay vì nhiều lý do khác nhau. Một trong số đó là việc người dân không nắm được hết những rủi ro khi mua nhà đất bằng giấy viết tay. Vậy có nên mua bán nhà ở xã hội giấy viết tay không? Trong nội dung bài viết dưới đây, Minh Tuấn Land sẽ cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc cụ thể nhất.
Đôi nét về nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là nhà thuộc sở hữu và thuộc sự quản lý nhà nước. Mục đích là cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường để giải quyết nhu cầu giá rẻ cho các hộ gia đình có trong chính sách hiện hành.

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội:
- Các đối tượng thuộc biên chế nhà nước
- Người có thu nhập thấp
- Có đóng bảo hiểm xã hội ít nhất một năm
Thông thường, tại Việt Nam có hai loại nhà ở xã hội:
- Các căn hộ chung cư do nhà nước xây dựng, múc đích là làm nhà ở xã hội
- Các dự án mà các công ty tư nhân xây dựng rồi bán lại quỹ nhà ở xã hội theo các chính sách đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất, dự án được cấp đất….
- Các dự án nhà pử thương mại nhưng phải bán lại 5% căn hộ cho quỹ nhà ở xã hội địa phương theo luật hiện hành.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
- Hợp đồng góp vốn là gì?
- Ban quản trị căn hộ chung cư là gì?
Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội
Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội năm 2021 được quy định như sau:
Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm. Tình từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở. Có nghĩa là sau khi thanh toán tiền làm sổ mới được chuyển nhượng.
Cụ thể: Trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này, thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó. Hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội (nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán). Và việc bán nhà không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cũng theo đó, tại khoản 5 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 quy định, bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 5 năm. Tình từ thời điểm đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp sổ đỏ nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.
Mua bán nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì?
Khi bạn tiến hành mua nhà ở xã hội với bên A bạn cần có các giấy tờ sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội giữa các bên;
- Giấy tờ tùy thân của các bên;
- Các giầy tờ, chứng từ chứng minh hai bên đã thực hiện hết nghĩa vụ tài chính trong quá trình chuyển nhượng;
- Giấy tờ chứng minh bên A đã thanh toán hết số tiền mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư;
- Giấy tờ chứng minh bạn thuộc đối tượng được quyền mua nhà ở xã hội (đối tượng được mua nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49, 51 của Luật Nhà ở xã hội).
Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội giấy viết tay bạn cần biết
Hiện nay, rất nhiều khách hàng đang mua nhà ở xã hội theo dạng hợp đồng uỷ quyền hoặc di chúc. Dĩ nhiên có người mua thì sẽ có người bán, tuy nhiên khi xảy ra rủi ro thì chắc chắc người mua sẽ chịu nhiều hơn. Vì thế khi thực hiện mua nhà ở xã hội giấy viết tay bạn cần lưu ý:
Hợp đồng ủy quyền chỉ là ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền chỉ là ủy quyền chứ không phải là mua bán, bạn phải tách bạch vấn đề này. Khi 1 trong 2 người tham gia vào hợp đồng uỷ quyền chết thì hợp đồng ủy quyền cũng chấm dứt hiệu lực.

Di chúc thì phải chết mới có hiệu lực
Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực hay phát sinh quyền thừa kế theo di chúc khi người để lại di chúc chết. Nhưng theo quy định hiện nay của bộ luật dân sự có 2 quy định liên quan.
1- Quyền thay đổi sửa chữa bổ dung huỷ bỏ di chúc quy định
Điều 640 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:
- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
- Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Từ điều này cho thấy người lập di chúc có thể tự mình huỷ bỏ thay đổi di chúc lúc nào tuỳ ý màng chẳng cần báo cho ai cả.
2- Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại.
Điều 644 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể như sau:
- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Như vậy người đứng tên đất hộ nếu có những người như quy định tại Điều 644 nêu trên thì khi đó họ luôn được hưởng 2/3 của 1 người thừa kế theo pháp luật. Ví dụ: 1 xuất là 1 tỷ đồng thì họ sẽ đực hưởng 2/3 x 1 tỷ VND. (khoảng 667 triệu đồng).
Trên đây là những chia sẻ của Minh Tuấn Land về việc mua bán nhà ở xã hội giấy viết tay. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến số điện thoại liên hệ: 0938.322.336 để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết cùng chuyên mục