Gần đây, một số chủ đầu tư do chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho dự án nên đã sử dụng hình thức hợp đồng góp vốn thay thế cho thỏa thuận đặt cọc. Các đơn vị này đều khẳng định, hình thức này là dựa trên nhu cầu của khách hàng và không trái quy định pháp luật. Vậy tính pháp lý và rủi ro của hợp đồng góp vốn ký với chủ đầu tư dự án BĐS là như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu
Câu hỏi: Anh Đ có hỏi: Tôi đang quan tâm đến một số dự án nhà ở trên thị trường bất động sản. Cách đây vài ngày, từ sàn BĐS gửi lời mời tôi tham gia đầu tư theo hình thức ký trực tiếp với Chủ đầu tư dự án Hợp đồng góp vốn kèm bản đăng ký quyền mua nhà ở tại dự án đó. Tôi muốn biết liệu khi cho Chủ đầu tư vay vốn theo hình thức này thì tôi hoặc những người mua nhà khác có gặp phải rủi ro gì hay không.
Giải đáp: Theo Luật nhà ở khoản 1 Điều 9 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, ban hành ngày 23/06/2010 đã chỉ ra rõ rằng: Chủ đầu tư cấp I của dự án khu đô thị mới, khu nhà ở… khi có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà ở trong phần diện tích đất xây dựng thì có thể huy động vốn theo 5 hình thức sau:
Hợp đồng góp vốn với các quỹ đầu tư, quỹ tín dụng, trái phiếu,…
Hình thức này đáp ứng được yêu cầu của pháp luật để huy động số vốn còn thiếu tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, trong các điều khoản hợp đồng phải quy định rõ bên cho vay vốn không được quyền ưu tiên mua và đăng ký mua nhà ở.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
- Những kiểu hợp đồng mua bán căn hộ dễ làm nhà đầu tư trắng tay
- Phân loại hồ sơ tài chính để vay vốn ngân hàng
- Kinh nghiệm để nhẹ gánh khi vay vốn mua căn hộ chung cư
Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực BĐS
Hình thức huy động vốn này để tiếp tục đầu tư vào dự án. Bên tham gia hợp tác sẽ có quyền lợi được phân chia lợi nhuận bằng: Tiền, cổ phiếu hoặc nhà ở theo thỏa thuận trước đó. Nếu lợi nhuận phần chia bằng nhà ở thì phải tuân thủ theo quy định mà Nghị định đã nêu rõ. Có thể ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II theo hình thức nhượng quyền 1 phần đất có hạ tầng kỹ thuật.
Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp tác đầu tư với cá nhân hoặc các tổ chức
Hình thức này để đầu tư xây dựng. Bên hợp tác sẽ đợc phân chia lợi nhuận bằng tiền, cổ phiếu hoặc nhà dựa trên tỷ lệ góp vốn. Nếu phân chia nhà thì cần tuân thủ theo Nghị định đã đưa ra về số lượng nhà ở và đối tượng nhận nhà phải thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Ký hợp đồng mua bán nhà với những khách hàng muốn mua nhà ở trong tương lai khi đã hoàn thiện. Bằng cách này, chủ đầu tư có thể huy động vốn bằng tiền mua nhà ứng trước.
Kết luận
Nếu chủ đầu tư huy động vốn để xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật không thuộc 5 hình thức trên thì đều vi phạm pháp luật. Theo đó, với câu hỏi mà bạn đưa ra, bạn hoàn toàn có thể yên tâm ký hợp đồng cho Chủ đầu tư vay vốn nếu muốn mua nhà tại dự án đó.
Ngoài ra, Điều 471 Bộ luật Dân sự quy định về Hợp đồng vay tài sản có chỉ rõ rằng: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả bên cho vay tài sản cùng loại đúng số lượng và chất lượng, nếu có lãi thì trả theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Pháp luật. Nếu theo quy định này, Chủ đầu tư vẫn có thể sử dụng vốn vay của bạn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp mà không phải dự án mà bạn định mua nhà.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình và tránh những rủi ro không đáng có, trước khi quyết định cho Chủ đầu tư vay vốn hay không, bạn nên xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng mà Chủ đầu tư đưa ra. Đặc biệt quan tâm đến các điều khoản như: Mục đích vay vốn, quyền và nghĩa vụ của bên vay, cam kết đưa ra… điều này sẽ giúp bạn rất nhiều về mặt pháp lý nếu có xảy ra vấn đề gì.
Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Minh Tuấn Land để được tư vấn và giải đáp.
Bài viết cùng chuyên mục