Chủ Đầu Tư

Trong bất kỳ một dự án bất động sản nào đều có chủ đầu tư. Họ có vai trò, quyền hạn và trách nhiệm nhất định trong dự án. Vậy chủ đầu tư là ai? Chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào đối với dự án. Cùng Minh Tuấn Land tìm hiểu những điều cần biết về chủ tư giúp các bạn nhận biết chủ đầu tư uy tín. Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm câu trả lời. Mời các bạn tham khảo thêm ở bài viết dưới đây.

Chủ đầu tư là ai?

Trong các dự án bất động sản, cụm từ chủ đầu tư đã trở nên bắt buộc. Không một dự án nào không có chủ đầu tư. Để định nghĩa chủ đầu tư bạn có thể hiểu như sau:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn hoặc là người được giao vốn để triển khai xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực thiết kế, xây dựng và bất động sản. Như vậy, chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn và cũng có quyền lựa chọn đơn vị thầu, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả đầu tư.

Chu Dau Tu Uy Tin
Chủ đầu tư là gì?

Quy định cụ thể về chủ đầu tư bất động sản:

  • Với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc nước ngoài, chủ đầu tư là tổ chức, cơ quan được người quyết định đầu tư giao cho sử dụng, quản lý vốn để tiến hành thi công xây dựng.
  • Với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức, cơ quan vay vốn để đầu tư xây dựng.
  • Với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án, do nhà đầu tư thỏa thuận lập thành theo quy định của pháp luật.
  • Với các trường hợp khác, chủ đầu tư chính là cá nhân, tổ chức sở hữu vốn.

Trên đây là những thông tin về chủ đầu tư là ai mà các bạn có thể tham khảo. Cùng Minh Tuấn Land tìm hiểu vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư trong phần tiếp theo nhé!

Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư

Khi tìm hiểu về chủ đầu tư của một dự án bất động sản, ngoài việc hiểu chủ đầu tư là ai, bạn cần biết vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư. Dưới đây là nội dung chi tiết:

Vai trò của chủ đầu tư

  • Chủ đầu tư phải có đủ khả năng để tổ chức tư vấn, quản lý các vấn đề của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Vì thế, chủ đầu tư không có đủ năng lực sẽ bị sa thải ngay lập tức trong dự án bất động sản.
  • Chủ đầu tư còn là người trực tiếp giám sát công trình, thường xuyên kiểm tra công tác thiết kế và tiêu chuẩn thi công. Họ quyết định đến chất lượng công trình sau khi hoàn thiện.

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Ngoài vai trò nhất định trên đây, chủ đầu tư của một dự án bất động sản còn có trách nhiệm định đoạt mọi hoạt động của dự án.

Vai Tro Trach Nhiem Chu Dau Tu La Gi
Trách nhiệm của chủ đầu tư

Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề bao gồm:

  • Chất lượng, tiến độ dự án và các vấn đề xoay quanh vốn đầu tư theo đúng quy định.
  • Quản lý khai thác, kinh doanh, đầu tư xây dựng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định việc thuê các bên tham gia thực hiện, đảm bảo quá trình triển khai dự án.
  • Theo dõi tiến độ thi công, tiến hành kiểm tra, nghiệm thu dự án. Chủ đầu tư cũng có quyền dừng yêu cầu thi công, khắc phục hậu quả khi phát hiện có sai phạm.
  • Đảm bảo nguồn tài chính để triển khai dự án theo đúng tiến độ.
  • Đảm bảo các vấn đề liên quan đến pháp lý và luật đầu tư bất động sản theo đúng yêu cầu, quy định của pháp luật.

Trên đây là trách nhiệm nhất định mà bất kỳ một chủ đầu tư nào cũng cần phải thực hiện. Nếu không đáp ứng yêu cầu trên, chủ đầu tư sẽ bị sa thải.

Quyền hạn của chủ đầu tư

Ngoài vai trò và trách nhiệm, chủ đầu tư còn một số quyền hạn nhất định. Cụ thể dưới đây:

  • Trong tất cả lĩnh vực, chủ đầu tư cũng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền thẩm định và phê duyệt ý tưởng thiết kế, dự trù kinh phí.
  • Sau đó, chủ đầu tư tiếp tục phê duyệt kế hoạch đấu thầu cũng như việc làm hồ sơ dự thầu, mời thầu.
  • Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư là người phải thực hiện đáng giá nhà thầu và thông báo kết quả đấu thầu theo quy định.
  • Sau khi có kết quả, chủ đầu tư sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu để bắt tay vào việc thi công xây dựng.
  • Khi công trình đã hoàn thiện, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu để sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng.
  • Đồng thời, chủ đầu tư thanh toán các khoản chi phí còn lại cho nhà thầu đúng với cam kết trong hợp đồng đưa ra.

Trên đây là một số quyền hạn nhất định mà chủ đầu tư cần thực hiện.

Cách nhận biết chủ đầu tư có uy tín hay không?

Để khách hàng quyết định đầu tư vào các dự án bất động sản cần phụ thuộc nhiều vào độ uy tín của chủ đầu tư. Nếu chọn được chủ đầu tư chất lượng thì dự án sẽ được đảm bảo. Từ đó, khách hàng đầu tư sẽ yên tâm hơn.

Khi có một chủ đầu tư uy tín sẽ đảm bảo dự án hoàn thành theo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết, giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi vào ở hay khi đầu tư bất động sản. Dưới đây là một số yếu tố để đánh giá chủ đầu tư uy tín hay không.

Chu Dau Tu
Chủ đầu tư uy tín

Đảm bảo tài chính

Những chủ đầu tư có tài chính vững mạnh sẽ khiến người mua, nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn vì các dự án của họ sẽ không rơi vào trường hợp bị đóng băng, bị bỏ dở do vấn đề tài chính. Những chủ đầu tư có quy mô lớn, thời gian thành lập lâu năm thường có tiềm lực tài chính vững mạnh và ổn định.

Thời gian hoạt động của chủ đầu tư

Những chủ đầu tư hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực đã được rèn giũa qua thời gian, có kinh nghiệm vận hành và xử lý các rủi ro giúp phát triển dự án bất động sản một cách trơn tru và an toàn hơn.

Danh sách đối tác

Một trong những thước đo đánh giá mức độ uy tín của chủ đầu tư chính là các đơn vị mà chủ đầu tư hợp tác cùng. Nếu đó là những sàn bất động sản uy tín, phân phối nhiều sản phẩm trên thị trường, luôn cung cấp thông tin minh bạch tới khách hàng thì đây được xem là một điểm cộng của chủ đầu tư.

Tính pháp lý của dự án

Chủ đầu tư uy tín phải đảm bảo về tính pháp lý của dự án đối với người mua, cung cấp đầy đủ các thông tin, văn bản về dự án khi khách hàng yêu cầu. Người mua, người đầu tư cũng cần chú ý tới cách chủ đầu tư truyền tải, cung cấp thông tin về dự án có chuyên nghiệp không nhằm xác định năng lực và uy tín của chủ đầu tư.

Các dự án đã triển khai

Uy tín của chủ đầu tư được phản ánh thông qua các dự án đã bàn giao và đi vào hoạt động trước đó. Chất lượng, tiến độ các dự đó ra sao, có điều tiếng gì không… là những điều người mua cần xem xét trước khi quyết định đầu tư.

Trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư uy tín. Chúng ta có thể kể đến cái tên như: Tập đoàn VinGroup, Novaland, tập đoàn Ecopark, Công ty CP Đầu tư Nam Long, Tập đoàn Hưng Thịnh, Tập đoàn Đất Xanh, Tập đoàn Khang Điền, Masterise Homes, LDG Group, Khang Điền… Mỗi tập đoàn có thế mạnh khác nhau, tuy nhiên những nhà đầu tư này đều đã mang đến thị trường bất động sản Việt Nam những dự án vô cùng đẳng cấp.

TƯ VẤN ZALO