Nếu cuộc suy thoái 2008 là một cơn cuồng phong, khủng hoảng 2020 do covid 19 có lẽ là đại hồng thủy.
Lịch sử bất động sản liệu có lặp lại trong 2021?
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 như một cơn cuồng phong, bắt nguồn từ nước Mỹ và lôi nền kinh tế của cả thế giới đi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam không nằm ngoài vòng quay này, nền kinh tế bị ảnh hưởng rõ rệt, bất động sản đưa vào thời kỳ đóng băng, kéo dài tới 2014. Những ai đã trải qua thời kỳ khủng hoảng này đều có một cảm xúc khó tả, rất nhiều người bị thua lỗ, phá sản do giá bất động sản đi xuống trong một thời gian kéo dài.
Trong thời kỳ dịch Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Tình hình bất động sản khu Tây TPHCM có chút biến động. Tuy nhiên hứa hẹn bứt phá mạnh hơn sau khi hết dịch nhờ làn sóng nhà đầu tư mới đổ bộ thị trường.
Nhiều người còn nhớ Phước Sang, ông bầu đầy quyền uy trong làng phim Vietnam thời kỳ đó, bị phá sản, gia đình ly tán, từ một tỷ phú đầy quyền uy trở thành một người trắng tay, thậm chí còn nợ nần, thậm chí tổ ấm gia đình cũng không giữ được nữa. Trong cơn sốt đất 2007-2008, ông đã vay mượn khá nhiều mua đất, trở nên mất thanh khoản khi thị trường đi xuống đã mất hết tất cả. Từ hero trở thành zero.
Các công ty bất động sản thời đó còn cầm cự được một thời gian do vẫn còn tiền mặt dự trữ, nhưng thị trường liên tục đi xuống, chung cư mở bán tiêu thụ rất ít, cộng với lãi suất ngân hàng cao, đẩy một số công ty vào tình trạng mất thanh khoản và phải đại hạ giá sản phẩm.
Hoàng Anh Gia Lai là một trong những công ty đình đám nhất thời đó. Bầu Đức, một trong những người giầu nhất Vietnam thời đó, người duy nhất có máy bay riêng tại Vietam cho tới hiện nay, đã đặt cược cho sự phát triển của HAGL vào bds. HAGL đã cố chống cự với sự suy thoái của thị trường bất động sản từ 2009, và tới 2012 con thuyền đã bị chìm, dòng tiền gặp khó khăn nghiêm trọng bắt buộc công ty phải ĐẠI PHÁ GIÁ 40% cho chung cư RiverView Thảo Điền, giá từ 2300$ xuống còn 1350$. Đây cũng là dấu chấm hết cho hành trình bất động sản của bầu Đức. Sức tàn phá của cơn khủng hoảng 2008 với thị trường bất động sản Việt Nam quả lả khủng khiếp, nhiều người vẫn còn nhớ những bài học xương máu trong giai đoạn đó.
Lịch sử liệu có lặp lại trong 2021?
Nếu cuộc suy thoái 2008 là một cơn cuồng phong, khủng hoảng 2020 do Ncovid có lẽ là đại hồng thủy. Cuộc khủng hoảng lần này sâu rộng hơn nhiều, qui mô lớn hơn nhiều, thời gian kéo dài hơn, và quan trọng hơn là chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Các tin tức vài ngày gần đây càng làm chúng ta lo lắng về mức độ khủng khiếp của đợt đại hồng thủy này:
– Kinh tế Mỹ suy giảm -33% quí 2 2020, vâng, bạn không nhìn nhầm đâu, con số này là hoàn toàn chính xác, giảm 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái, mức suy giảm chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ. Để so sánh, suy thoái kinh tế 2008 “chỉ” làm kinh tế Mỹ giảm -8.4% ở quý 4 2008, bằng ¼ so với mức suy giảm lần này.
– Kinh tế khối EU suy giảm -12% quí 2 2020, gấp hai mức suy giảm do cuộc khủng hoảng 2008
– Nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ suy giàm -4.9% trong năm nay, mức giảm lớn hơn nhiều so với -2% trong 2009.
Việt Nam là một trong vài nước vẫn giữ được tăng trưởng kinh tế, nhờ chính phủ đã làm rất tốt việc kiểm soát dịch trong thời gian đầu. Ngân hàng thế giớ dự đoán tăng mức tăng trưởng 2.8% trong 2020 của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên mức này vẫn chỉ bằng ½ so với mức tăng trưởng 5.4% trong 2009. Nhiều yếu tố khiến chúng ta lo lắng về tương lai:
– Ncovid đã trở lại trong những ngày vừa qua, biến chủng mới với khả năng lây lan nhanh hơn nhiều so với biến chủng cũ,
– Viêt Nam vẫn đóng cửa với thế giới, ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng (du lịch chiếm khoảng 10% GDP)
– Nhu cầu suy giảm của phần còn lại thế giới đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới xuất khẩu, công nhân các khu công nghiệp nghỉ việc hàng loạt do các đối tác hủy hợp đồng xuất khẩu.
Nghịch lý đang diễn ra ở thị trường bất động sản Hồ Chí Minh sau dịch khiến lượng giao dịch giảm. Thị trường không thanh khoản nhưng giá bất động sản lại không giảm. Hãy cùng Minh Tuấn Land đì tìm lý do cụ thể trong bài viết này nhé!
Điều này tác động như thế nào với thị trường bất động sản?
Mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta chưa thấy việc giảm giá trên diện rộng. Một phần do nguồn cung bị hạn chế, các vướng mắc do thủ tục pháp lý khiến các căn hộ được mở bán bị giảm, khiến cho giá cả trên thị trường căn hộ vẫn không giảm mà một số nơi còn tăng khá nhanh. Ngoài ra cũng kể tới một số công ty bất động sản lớn am hiểu thị trường, áp dụng những chính sách bán hàng, marketing “đặc biệt”, tạo nên những cơn sốt về giá, vẫn thu được các khoản lợi kếch xù trong thời gian qua.
Hơn nữa, người Việt có tỷ lệ tiết kiệm thuộc vào cao nhất nhì trên thế giới, do vậy nếu kinh tế suy thoái, thậm chí mất việc trong vài tháng cũng chưa có ảnh hưởng lớn lắm với nhiều người. Tuy nhiên nếu khủng hoảng tiếp tục một thời gian dài, các cá nhân và công ty sẽ chắc chắn cảm thấy áp lực, khả năng xảy ra đóng băng thị trường bất động sản như 10 năm trước hoàn toàn có thể xảy ra.
Chúng ta đều biết, kinh tế, thị trường chứng khoán, bất động sản đều có chu kỳ: ổn định, hưng, suy. Thị trường bất động sản đã trải qua những đợt suy thoái nghiêm trọng, 2000-2005, 2009-2014. Liệu bất động sản có sắp tới đi vào cơn ngủ đông, liệu lịch sử giảm giá bất động sản tới 40% như 2012 có lặp lại trong 2021 không? Nhiều tín hiệu cho thấy khả năng lịch sử có thể lặp lại, thậm chí khả năng quy mô lớn hơn. Nếu nó xảy ra, những tài sản, đồng tiền bạn vất vả làm ra trong những năm vừa qua sẽ đi ra đi không hẹn ngày quay trở lại. Như người ta nói, Never say Never, những người đã trải qua đợt bất động sản ngủ đông trước có thể kể lại những bài học xương máu, những mất mát mà phải tới nhiều năm sau mới có thể bù đắp được. Những người bị tổn thất nhiều nhất lần trước là những người lạc quan nhất, đầu tư nhiều nhất, khi suy thoái tới họ đều trở tay không kịp.
Hãy nhớ, bạn có thể thắng một vài trận đánh nhỏ, nhưng bạn có thể bị thua cả cuộc chiến tranh!.
Tác Giả: Thai Hoa group An Cư
Bài viết cùng chuyên mục